Ngày 19/8/09 Trường ESTIH tổ chức khai giảng các lớp đào tạo CNTT cho người khuyết tật giai đoạn 2 của Dự án với 23 học viên học Lập trình viên Quốc tế, 25 học viên học hệ Trung cấp chuyên nghiệp, 18 học viên khiếm thị và 15 học viên khiếm thính
Trong thời gian thực hiện thoả thuận hợp tác đào tạo CNTT cho người khuyết tật Giai đoạn 1 tại trường trung cấp kỹ thuật tin học Hà Nội từ đầu năm 2007 đến hết 30 tháng 09 năm 2008 và kéo dài đến 30/06/2009 dự án đã hoàn thành tốt đẹp.
Đánh giá chung về dự án: có hiệu quả tốt, có thể nói, đây là một dự án được thực hiện nó mang ý nghĩa nhân văn, nhận đạo sâu sắc, mở ra một hướng đào tạo vững chắc, hiệu quả cho người khuyết tật Việt Nam, đem lại cho người khuyết tật những cơ hội và cả những thách thức mới trong thời đại công nghệ, dịch vụ phát triển ngày càng cao và góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về trách nhiệm và sự đối xử bình đẳng đối với người khuyết tật ở Việt Nam.
Sau gần 3 năm hoạt động, với sự cố gắng của Nhà trường và Tổ chức CRS đến hôm nay dự án đã hoàn thành, kết quả đào tạo cụ thể như sau:
HỆ ĐÀO TẠO/
CHUYÊN NGÀNH |
NGÀY
KHAI GIẢNG |
NĂM 2007 | NĂM 2008 | NĂM 2009 | SỐ HV ĐÃ TỐT NGHIỆP | NGÀY CẤP
CCĐT |
1. LẬP TRÌNH VIÊN | ||||||
Khóa 1 | 02/05/2007 | 29 | 29 | 25/07/2008 | ||
Khóa 2 | 21/08/2007 | 25 | 18 | 25/10/2008 | ||
1.3. Khóa 3 | 25/04/2008 | 23 | ||||
2. ĐÀO TẠO CNTT CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ | ||||||
Khóa 1: | 11/05/2007 | 13 | 13 | 17/08/2007 | ||
Khóa 2: | 28/08/2007 | 13 | 13 | 19/11/2007 | ||
Khóa 3: | 21/11/2007 | 19 | 19 | 22/01/2008 | ||
Khóa 4: | 05/01/2008 | 19 | 19 | 03/03/2008 | ||
Khóa 5: | 04/06/2008 | 18 | 18 | 28/08/2008 | ||
Khóa 6: | 29/08/2008 | 19 | 19 | 31/10/2008 | ||
Khóa 7: | 17/12/2008 | 26 | 26 | 15/04/2009 | ||
3. ĐÀO TẠO CNTT CHO NGƯỜI KHIẾM THÍNH | ||||||
– Khóa 1: | 10/03/2009 | 15 | 16 | |||
TỔNG CỘNG: | 99 | 105 | 15 | 190 |
Để có được kết quả như trên, thay mặt Ban điều hành dự án. Tôi xin trân trọng cảm ơn: UBND Thành phố Hà Nội, Sở GD&ĐT. Tổ chức CRS, nhà tài trợ USAID, Viện NIIT(Ấn Độ), Học viện HanoiCTT, Cán bộ, Giáo viên trường ESTIH đã tạo mọi điều kiện cho dự án triển khai thuận lợi, kính phí tài trợ, giảng dạy, thi cử, cấp văn bằng chứng chỉ, tạo điều kiện sinh hoạt như ăn ở, đi lại cho học viên một cách tốt nhất; Cảm ơn Văn phòng NCCD Bộ Lao động thương binh và xã hội thường xuyên quan tâm và đã tặng 02 bộ máy vi tính( 20tr VNĐ) cho 2 học viên Khoá 2; Hội Hữu ái Pháp Việt đã tặng 26 xuất học bổng trị giá 1300 euro( 30tr VNĐ), Học viện HanoiCTT tặng 5 xuất học bổng cho 5 học viên (2tr500 ngàn VNĐ), Trường ESTIH và các doanh nghiệp tặng 30 xuất học bổng cho 30 học viên (15tr VNĐ); Cảm ơn Hội hữu ái Pháp Việt và Bệnh viện Bưu điện đã khám và tư vấn cho hơn 80 học viên.
Tuy nhiên kết quả nói chung vẫn chưa được như mong muốn, vẫn còn học viên chưa thật sự quyết tâm, tận dụng cơ hội của dự án đem lại, rèn luyện tu dưỡng, học tập để có kết quả tốt. Qua thực tế nhà trường nhận thấy một số vấn đề, khó khăn, tồn tại như sau:
– Khó khăn lớn nhất phải kể đến là trình độ đầu vào của học viên rất khác nhau. Trình độ ngoại ngữ không đồng đều trong khi đó chương trinh, giáo trình toàn bộ đều biên soạn bằng tiếng Anh
– Công tác tuyển sinh mới xét tuyển trên hồ sơ, chưa tổ chức phỏng vấn để kiểm tra khả năng nhận thức về chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, mục đính, động cơ và thái độ học tập.
– Có một số học viên do kinh tế khó khăn phải đi làm thêm hoặc học đồng thời 2 trường nên nghỉ học nhiều, kết quả học tập yếu đã tự ý thôi học hoặc nhà trường đã phải buộc thôi học .
– Một số học viên mới học xong THPT, một thời gian dài học theo lối truyền thống chưa quen với phương pháp giảng dạy và học theo công nghệ tiên tiến: Học viên phải chủ động lĩnh hội kiến thức và vận dụng vào thực tế, trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên, nghiên cứu tài liệu và hình thức học theo nhóm.
– Một số học viên ý thức học tập chưa tốt, hay nghỉ, nản chí khi học những môn học khó, chây ì, phó mặc đến đâu thì đến, chơi game, ngày ngủ gật, mở nhạc, chát trong giờ học…
Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và thưa toàn thể các em học sinh
Rút kinh nghiệm giai đoạn 1, bước sang giai đoạn 2, Ban điều hành dự án của Nhà trường phối hợp cùng với cán bộ, chuyên gia của Tổ chức CRS, chú trọng công tác tuyển sinh đầu vào, qua hơn 6 tháng chuẩn bị từ thông báo tuyển sinh, khảo sát nhu cầu CNTT của người khuyết tật, xây dưng nội dung phỏng vấn, đề trắc nghiệm, bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học bước đầu cho Học viên và tổ chức phỏng vấn kiểm tra trắc nghiệm đầu vào. Đến nay các lớp đã ổn định gồm có 2 lớp dài hạn và 2 lớp ngắn hạn với tổng số học viên hơn 80 người ở hầu hết các tỉnh từ Huế trở ra phía bắc. Ngoài ra công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giao thông, chương trình, giáo trình và đội ngũ giáo viên, nhân viên kỹ thuật, phục vụ đã bố trí sắp xếp đầy đủ, Học viên với tinh thần chuẩn bị tốt để học tập, xác định rõ mục tiêu và quyết tâm phấn đấu vươn lên, khắc phục khó khăn về sức khoẻ sẽ hoàn thành khoá học với sự kết quả cao nhất.
Thời gian còn 11 -12 tháng nữa là kết thúc giai đoạn 2 của dự án, công việc còn rất nhiều vấn đề phải làm như: phòng dịch cúm A/H1N1 đang lan tràn trên diện rộng, sức khoẻ của các em học viên có hạn chế, nhà trường đã phải thành lập Ban chỉ đạo phòng dịch, có kế hoạch cụ thể phòng và phương án khi xuất hiện nhiễm cúm xảy ra; về chương trình và tài liệu của lớp dài hạn cũng đang là vấn đề quan tâm và giải quyết, vấn đề định hướng tâm lý, tập huấn về kỹ năng giao tiếp và phẩm chất nghề nghiệp mà doanh nghiệp yêu cầu. Mặc dù được Nhà nước có chính sách ưu đãi như qui định các doanh nghiệp, phải tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc khi họ có đủ điều kiện theo yêu cầu của doanh nghiệp, nhưng về tâm lý họ chưa sẵn sàng vì phải quan tâm đến nhiều vấn đề như sự đi lại, sinh hoạt, nơi làm việc phải phù hợp với người khuyết tật. Sau khi học xong phải có cơ sở thực tập để chuẩn bị các kỹ năng cần thiết khi xin việc, trong khi nền kinh tế trong nước và nước ngoài vẫn còn khủng khoảng, việc tuyển thêm người còn ít, nhiều doanh nghiệp vẫn cho nhân viên nghỉ do thiếu việc làm, không có khả năng chi trả lương, trước những vấn đề trên, thách thức cho dự án rất lớn, phải nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu tiên quyết, để cạnh tranh, hoà nhập và tạo cho mỗi học viên có cơ hội về việc làm ổn định.
Mặc dù có nhiều cơ hội và thách thức Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên và học viên của các lớp khuyết tật trường Trung cấp kỹ thuật tin học Hà Nội, rất vinh dự và tự hào là cơ sở đầu tiên ở Việt Nam đào tạo Công nghệ thông tin cho người khuyết tật chất lượng cao, được Nhà tài trợ tin tưởng tiếp tục phát triển dự án giai đoạn 2, thay mặt Ban điều hành dự án cam kết với Lãnh đạo các cấp, Nhà tài trợ sẽ tích cực triển khai dự án đúng kế hoạch và tiến độ thời gian với chất lượng đào tạo tốt nhất.
(Trích bài phát biểu của Hiệu trưởng ESTIH)