Nước ta có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp mỗi năm nhưng họ có nhận được việc làm xứng đáng, hiệu quả và thu nhập hợp lý hay không? Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2019), sinh viên ra trường làm trái ngành ngày càng nhiều, chiếm đến 60%. Phần lớn nguyên nhân do sinh viên dường như họ chẳng bao giờ nghĩ tới mối tương quan giữa việc học và đi làm trong tương lai hay vấn đề kỹ năng kiến thức với nghề nghiệp.
Trong bối cảnh như vậy là lý do hệ đào tạo Trung cấp trở thành một giải pháp thích hợp khi có thể đáp ứng về kỹ năng cũng như độ cọ sát thực tế để sinh viên luôn sẵn sàng cho công việc ngay khi vừa ra trường.
Khác biệt của hệ đào tạo Trung cấp
Mục đích khi theo học hệ Trung cấp là làm cho bạn ‘sẵn sàng làm việc’; chính vì thế, chương trình đào tạo được thiết kế không đặt quá nặng về vấn đề học thuật mà chú trọng vào việc thực hành hoàn toàn liên quan đến một ngành nghề cụ thể.
Việc học tập thông qua phương pháp tiếp cận nghề nghiệp giúp học sinh rút ngắn được thời gian đào tạo khi không mất quá nhiều thời gian vào nghiên cứu lý thuyết mà tận dụng phần lớn vào việc nâng cao tay nghề và cọ sát với công việc và tiếp thu kiến thức thực tiễn trực tiếp.
Với lợi ích thời gian ngắn và miễn học phí đối với các bạn học sinh tốt nghiệp THCS, đào tạo nghề được ưa chuộng và áp dụng rộng rãi tại các nước đang phát triển như Thái Lan, Indonesia và Philippines,… những nơi có nhiều đối tượng kinh tế thấp, khó theo đuổi việc học tập.
Tại Việt Nam, Trung cấp hiện nay cũng là một giải pháp được nhiều bạn trẻ lựa chọn để ‘chắc nghề nghiệp – vững tương lai’ khi được học thực hành sớm và nhanh chóng gia nhập thị trường lao động.
Kỹ năng Trung cấp có lợi thế nào khi tham gia lao động?
- Kinh nghiệm thực tiễn
Theo học hệ Trung cấp giúp các em có được các kinh nghiệm thực tế nhất và kịp thời nhất khi họ được trải nghiệm và tiếp xúc với công việc ngay từ năm đầu tại trường.
Bắt đầu học tại một trường Trung cấp cũng tương tự như việc bạn bắt đầu một công việc ‘thực tập’ đầu tiên của mình. Tại đây, bạn sẽ tiếp xúc với những kiến thức đặc thù của chuyên ngành đã chọn và cũng tự tay thực hành các ‘nhiệm vụ’ được giao để hoàn thành công việc.
- Kỹ năng thực hành
Hệ đào tạo Trung cấp chủ yếu tập trung vào phát triển kỹ năng và tay nghề. Các em không những được cung cấp kiến thức có giá trị giáo dục, và các kỹ năng cụ thể trong ngành giúp các em có được công việc mong muốn mà không gặp bất kỳ khó khăn nào.
Phát triển kỹ năng vô cùng quan trọng để thành công trong sự nghiệp, đặc biệt khi thị trường lao động hiện nay cạnh tranh quá mức khi có hàng trăm ứng viên ứng tuyển cho cùng một công việc. Các ứng viên có kỹ năng cốt lõi và tiếp xúc thực tế phù hợp có nhiều cơ hội được tuyển dụng hơn so với những người thiếu kinh nghiệm và kỹ năng tạo lợi thế cho các sinh viên Trung cấp khi đã được trau dồi thực hành thường xuyên.
- Ngăn ngừa tình trạng thiếu nhân viên có kỹ năng
Nhân viên là tài sản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang hoạt động trong một ngành công nghiệp/dịch vụ thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng thì sinh viên Trung cấp là những lựa chọn tuyệt vời. Đào tạo nghề theo nhu cầu của công ty là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng thiếu nhân viên có kỹ năng trong tương lai. Hầu hết các trường Trung cấp hiện nay đều hợp tác với các doanh nghiệp để thiết kế chương trình đào tạo tích hợp bảo đảm các sinh viên có thể bắt đầu công việc tại doanh nghiệp ngay sau khi ra trường.
- Góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế
Đào tạo nghề Trung cấp có tác dụng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Với chương trình ngắn, thực tiễn cùng những ưu đãi riêng biệt về học phí đã giúp giảm tỉ lệ bỏ học và thất nghiệp. Nhiều đối tượng có thể tiếp tục học tập và tích luỹ kỹ năng cho mình để kiếm được một công việc ổn định. Các học sinh Trung cấp có thể tham gia thị trường lao động sớm với các kỹ năng phù hợp với ngành, bổ sung nguồn nhân lực lao động trực tiếp từ đó tăng việc làm của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hơn nữa, khi các doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào xây dựng chương trình Trung cấp để đào tạo đội ngũ nhân viên, điều đó mang lại cho nhân viên động lực làm việc chăm chỉ hơn và giúp họ bám sát những thay đổi trong ngành. Điều này không chỉ giúp công ty cải thiện lợi nhuận mà còn đóng góp cho xã hội và tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Tại trường Trung cấp Kỹ thuật tin học Hà Nội, bên cạnh việc tiếp cận thực hành ngay từ năm nhất, các bạn còn có cơ hội thực tập tại doanh nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thông qua các đợt hợp tác doanh nghiệp, học sinh ESTIH đã được thể hiện bản thân và nhận được đánh giá tốt tại các doanh nghiệp, nhiều bạn trẻ được ‘đặt gạch’ ngay từ khi còn chưa tốt nghiệp.
Theo định hướng đào tạo chuyên sâu bồi dưỡng nhân lực lao động chất lượng cao, trường Trung cấp Kỹ thuật tin học Hà Nội tuyển sinh 8 ngành học : Tin học ứng dụng | Tin học văn phòng | Kỹ thuật máy tính | Quản trị mạng máy tính | Kế toán doanh nghiệp | Văn thư | Thư viện | Kỹ thuật chế biến món ăn.