ESTIH
— Trường Trung Cấp Kỹ Thuật Tin Học Hà Nội

Tel: (04) 3835 7388
FAX: (04) 3835 8290
Cơ sở 1: Số 73 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 1 Ngõ 75 Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội

THÔNG TIN LIÊN HỆ

ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực AI, các trường học cần đổi mới chương trình đào tạo, kết hợp kiến thức liên ngành và cập nhật công nghệ mới. Việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, cũng như đầu tư vào các trung tâm nghiên cứu AI quốc tế, sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực phù hợp với thị trường.

 

Trường Trung cấp ESTIH tham gia ngày hội gắn kết GDNN Thủ đô và thị trường lao động năm 2025.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với việc phát triển AI tại Việt Nam là thiếu nguồn nhân lực chuyên sâu và chất lượng cao.
Theo nhóm nhà khoa học thực hiện báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam 2025, thiếu trầm trọng chuyên gia là thách thức lớn nhất của ứng dụng và phát triển công nghệ AI tại Việt Nam.
Chỉ số doanh nghiệp quan tâm tới AI cao
 
Với chủ đề của báo cáo “Công nghệ AI trong kỷ nguyên số”, qua nhiều nguồn tài liệu các nhà khoa học giới thiệu cho thấy, Việt Nam là quốc gia nổi bật so với khu vực châu Á – Thái Bình Dương về sự sẵn sàng của doanh nghiệp với ứng dụng AI.

74% doanh nghiệp Việt Nam có chiến lược số hóa, cao hơn mức trung bình 63% của khu vực. Điều này góp phần cải thiện mức độ vận dụng công nghệ của các doanh nghiệp Việt và mang lại nhiều lợi ích như thúc đẩy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nâng cao sự hài lòng của nhân viên và củng cố an ninh mạng.

Học sinh ESTIH tại ngày hội gắn kết GDNN Thủ đô và thị trường lao động năm 2025

Có tới 98% doanh nghiệp Việt Nam cho biết lợi ích chính từ việc đầu tư vào ứng dụng công nghệ là sự cải thiện rõ rệt trong hoạt động kinh doanh, 91% nhận thấy an ninh mạng được tăng cường và 87% thừa nhận sự nâng cao trong trải nghiệm của khách hàng.

Gần 80% doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng AI trong 12 tháng qua, vượt mức trung bình 69% của khu vực. 46% doanh nghiệp Việt Nam đầu tư nâng cao kỹ năng công nghệ cho toàn bộ đội ngũ, bao gồm cả ban lãnh đạo, so với mức trung bình 40% của khu vực.

Những số liệu này cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực áp dụng công nghệ và AI để nâng cao hiệu quả và cạnh tranh, đồng thời chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

 

Thiếu hụt chuyên gia để phát triển AI tại Việt Nam

Theo nhóm báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam 2024 của Trường ĐH Thương mại, thách thức lớn nhất của ứng dụng và phát triển AI tại Việt Nam là thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ cao, trong khi đó nhân lực là con át chủ bài trong cuộc đua AI.

Không chỉ các công ty Việt Nam tranh giành những kỹ sư, nghiên cứu viên AI người Việt tốt nhất, mà cả các tập đoàn quốc tế và những công ty hàng đầu thé giới làm về AI cũng muốn tận dụng lực lượng tinh hoa này.

Cuộc chiến nhân tài đã hút lượng đáng kể nguồn nhân lực AI còn mỏng của Việt Nam, trong khi việc đào tạo nhân lực ngành AI chuyên nghiệp vẫn còn yếu và thiếu. Dù các trường học đang tăng tốc, thậm chí ký được thỏa thuận hợp tác với những đối tác công nghệ lớn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc… để mở ra các trung tâm nghiên cứu AI quốc tế tại Việt Nam, thì tốc độ và chất lượng đào tạo cũng được đánh giá là “khó theo kịp nhu cầu” vì số lượng trường Trung cấp, CĐ, ĐH thực sự đào tạo tốt ngành này chỉ đếm trên đầu ngón tay.

(Nguồn: Theo báoThanh niên)

 

 
 

Hoạt động của nhà trường

 

Hình ảnh nhà trường

Thống kê truy cập
  • 142933Tổng lượt truy cập:
  • 99Truy cập hôm nay:
  • 129Truy cập hôm qua:
  • 0Hiện đang truy cập: