ESTIH
— Trường Trung Cấp Kỹ Thuật Tin Học Hà Nội

Tel: (04) 3835 7388
FAX: (04) 3835 8290
Cơ sở 1: Số 73 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 1 Ngõ 75 Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Chuyến du xuân đầu năm 2018 của Công đoàn trường ESTIH

Ngày 03/03/2018, Công đoàn Nhà trường đã tổ chức chuyến du xuân cho cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trường. Đây là hoạt động truyền thống hàng năm nhằm xây dựng tình đoàn kết trong các cán bộ, giáo viên, nhân viên của Nhà trường. Chuyến du Xuân nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp đầu Xuân Mậu Tuất 2018, hướng tới Kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3
5h00 đoàn xe bắt đầu khởi hành dù vẫn còn rất sớm nhưng với tinh thần phấn khởi và những trò chơi trên xe được BCH Công đoàn tổ chức mọi người đã cùng đón nhận những tiếng cười và đặc biệt hơn đã có 10 phần quà mang tên vui vẻ, hạnh phúc, tài lộc được trao cho các Công đoàn viên
Điểm đến đầu tiên của đoàn là Chùa Yên Tử. Chùa Yên Tử – từ xưa, Yên Tử được coi là Cõi Tiên, Cõi Phật – nơi con người tu thành Tiên, thành Phật. Tục truyền: Hơn hai ngàn năm trước, thầy Yên Kỳ Sinh về núi này tu Tiên, hái lượm cây thuốc, luyện thần dược trường sinh bất lão và chữa bệnh cứu người, khi mất đã hóa thành tượng đá, tên gọi “thầy Yên” là “Yên Tử”.
Non Thiêng Yên Tử chính là nơi dung dưỡng tinh thần, giúp con người hướng thiện, trở về bản tâm chân thật của chính mình. Gần một nghìn năm qua, đây là nơi tu hành, thành đạo của của các bậc anh hào hiền lương mà cuộc đời, sự nghiệp đã trở thành bất tử, từ Tổ Hiện Quang thời Lý (trước năm 1220) đến các Tổ: Đạo Viên, Đại Đăng, Tiêu Diêu, Huệ Tuệ, Tam Tổ Trúc Lâm… thời Trần (thế kỷ XIII – XIV), từ Tổ Chân Nguyên thời Lê (thế kỷ XVII) đến Ni sư Đàm Thái thời nhà Nguyễn (đầu thế kỷ XX).
Yên Tử là “phúc địa” (đất phúc), “linh địa” (đất thiêng), nơi hội tụ khí thiêng sông núi, được ghi vào điển thờ. Yên Tử lưu giữ những giá trị cao quý về lịch sử, văn hóa, văn minh qua các thời đại. Đây là nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những tinh hoa của Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Hoa; một dòng Thiền nhập thế, mang đậm bản sắc dân tộc.

Điểm đến tiếp theo là Chùa Ba Vàng: Toạ lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, chùa còn có tên gọi là Bảo Quang tự, tên dân gian thường gọi là Ba Vàng. Chùa nằm ở độ cao 340m trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là Bạch Đằng giang uốn lượn, xa xa là thành phố cảng Hải Phòng, hút tầm mắt là biển Đồ Sơn với muôn trùng sóng vỗ. Bên trái là những dãy núi Thanh Long trùng điệp chầu về, bên phải là những dãy núi Bạch Hổ hùng vĩ phục xuống.
Cho đến nay, vẫn chưa có câu trả lời chính xác chùa Ba Vàng được khai sơn từ khi nào. Theo nội dung khắc trên cây hương đá trước cửa chùa thì chùa xưa được dựng vào năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh (tức năm 1706) và ngôi chùa lúc đó được gắn liền với tên tuổi Ngài Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác (1659 – 1758). Tuy nhiên, căn cứ vào những dấu tích di chỉ được các nhà khảo cổ thêm thì ngôi chùa còn có thể được xây dựng từ sớm hơn, tức là vào thời Trần thế kỷ thứ 13.

Chuyến du xuân diễn ra trong một ngày đã đem lại ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong lòng mỗi người, sự ấm áp, thanh tịnh với mong muốn thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc, thành công của mỗi gia đình Công đoàn viên.
Chuyến đi trải nghiệm thực sự là dịp để các cán bộ, viên chức Nhà trường tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó, tạo động lực làm việc và cống hiến tâm huyết, trí tuệ của mình với những sáng tạo và bứt phá của tập thể sư phạm Nhà trường trong năm mới.
Một số hình ảnh trong chuyến du Xuân 2018

Hoạt động của nhà trường

 

Hình ảnh nhà trường

Thống kê truy cập
  • 128831Tổng lượt truy cập:
  • 34Truy cập hôm nay:
  • 77Truy cập hôm qua:
  • 1Hiện đang truy cập: