ESTIH
— Trường Trung Cấp Kỹ Thuật Tin Học Hà Nội

Tel: (04) 3835 7388
FAX: (04) 3835 8290
Cơ sở 1: Số 73 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 1 Ngõ 75 Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU GẶP MẶT CỰU HỌC SINH THUỘC DỰ ÁN “ĐÀO TẠO CNTT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT” TẠI TRƯỜNG ESTIH

Ngày 22/6/2014, trong khuôn khổ dự án đào tạo CNTT cho người khuyết tật, trường ESTIH kết hợp với tổ chức CRS tổ chức buổi gặp mặt, giao lưu các em học sinh thuộc dự án từ năm 2007 đến nay. Đến tham dự chương trình có gần 120 em học sinh của dự án hiện đang làm việc tại Hà Nội và các địa phương cùng với các vị khách quý đến từ tổ chức USAID, CRS, Hội người khuyết tật Hà Nội, các thầy cô giáo đã từng tham gia quản lý, giảng dạy.

 

      Mục đích của chương trình nhằm tạo điều kiện giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của những cựu học sinh đã và đang thành công với những kiến thức đã được dự án trang bị trong các khoá học trước, đồng thời nhân buổi gặp mặt này, các em đã bầu ra Ban liên lạc như là một cầu nối giữa các học sinh của dự án, có những hoạt động thiết thực giúp các học sinh trong dự án thêm tự tin hoà nhập cộng đồng.
   Thầy Phạm Đức Thắng – Hiệu trưởng nhà trường đồng thời là Giám đốc điều hành dự án đã gửi lời chúc mừng tới các cựu học sinh của dự án, những em đã bằng nghị lực của mình, vượt qua rào cản để thành công trong cuộc sống. Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của thầy hiệu trưởng.

KÍNH THƯA: Các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em!

Cùng với công cuộc đổi mới năm 1986, Việt Nam đã đạt được những thành tích cao trong việc phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển đó đã đưa hàng triệu người dân thoát khỏi đói nghèo, tuy nhiên người khuyết tật (KT) tại Việt Nam cũng như ở các nước đang phát triển khác còn đang gặp nhiều khó khăn trở ngại trong việc tiếp cận các cơ hội giáo dục, đào tạo nghề và việc làm. Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính Việt Nam mất 3% GDP mỗi năm vì người KT phải đứng ngoài thị trường lao động[1]. Những người khuyết tật có thể và luôn mong muốn được trở thành một thành viên có ích cho xã hội, nhưng đa phần họ đang phải đối mặt với những rào cản khi tiếp cận với những khóa đào tạo nghề, việc tuyển dụng cũng như khi tham gia vào những hoạt động của xã hội.

Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc, dự án “Đào tạo Công nghệ thông tin cho người khuyết tật” dưới sự tài trợ của USAID cùng đơn vị điều phối CRS đã được Trường Trung cấp Kỹ thuật tin học Hà Nội (ESTIH) triển khai thực hiện từ năm 2007 đến nay và dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Mô hình này hiện nay đã được mở rộng tại miền Trung và miền Nam mang đến cho người khuyết tật nhiều cơ hội: việc làm, hòa nhập cộng đồng, giúp cho họ tự tin đóng góp sức lao động chính đáng của mình vào sự phát triển chung của xã hội.

Kính thưa quý vị!

Sau 7 năm thực hiện dự án, lần đầu tiên chúng tôi tổ chức buổi gặp mặt giao lưu này nhằm tổng kết, đánh giá, tìm giải pháp giúp duy trì và phát triển dự án một cách bền vững. 7 năm qua dự án đã đạt được những kết quả trên các mặt sau:

Về cơ sở vật chất:

Dự án và nhà trường đã tiến hành cải tạo cơ sở vật chất lớp học, lắp thang máy, phòng máy tính và khu ký túc xá đảm bảo học viên khuyết tật tiếp cận được tất cả các phòng chức năng của nhà trường. Sự tiếp cận đầy đủ là tiền đề cho một môi trường hòa nhập của học viên, đảm bảo cho học viên được tham gia tất cả các hoạt động chung của nhà trường cùng sinh viên, học sinh của nhà trường như lễ khai giảng, bế giảng, các hoạt động xã hội, các cuộc thi của nhà trường, của thành phố dành cho học sinh, sinh viên. Có thể nói, một môi trường hòa nhập đã được xây dựng tại mỗi trường đối tác của dự án và tạo tiền đề thúc đẩy cho sự hòa nhập với xã hội của NKT.

Về chương trình đào tạo:

Với mục tiêu tạo việc làm cho NKT, Dự án và nhà trường đã tập trung nghiên cứu nhu cầu nhân sự của thị trường việc làm trong ngành CNTT để mở các khóa học phù hợp với NKT. Các khóa học được thiết kế đảm bảo bám sát với công việc thực tế của học viên sau khi tốt nghiệp. Các nhà tuyển dụng cũng được mời tham gia góp ý cho nội dung và chương trình đào tạo để đảm bảo tính thực tế của dự án. Các chương trình đào tạo của dự án đã xây dựng bao gồm:

–         Chương trình đào tạo lập trình viên: đào tạo theo chương trình lập trình viên quốc tế của Viện NITT (Ấn Độ), thời gian đào tạo 1 năm

–         Chương trình đào tạo trung cấp quản lý tin học, thời gian đào tạo 18 tháng

–         Chương trình đào tạo kỹ thuật viên đồ họa – thời gian đào tạo 6 tháng

–         Chương trình đào tạo họa viên kiến trúc – thời gian đào tạo 6 tháng

–         Chương trình đào tạo xây dựng và quản trị website cho người khiếm thính – thời gian 6 tháng

–         Chương trình đào tạo hướng dẫn viên tin học cộng đồng cho người khiếm thị – thời gian đào tạo 3 tháng

–         Chương trình Tin học ứng dụng – thời gian đào tạo  6 tháng

–         Chương trình đào tạo tin học căn bản cho người khiếm thị/khiếm thính – thời gian đào tạo 3 tháng

–         Chương trình đào tạo Thiết kế đồ họa – thời gian đào tạo 6 tháng

Về kết quả đạt được:

Số học sinh được hưởng lợi dự án từ năm 2007 đến nay là 583 học sinh.

Cụ thể như sau:

 

Giai đoạn từ 2007 – 09/2011            

STT

Thời gian đào tạo

Tên lớp

Số lượng SV đầu vào

Số lượng sinh viên tốt nghiệp

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

1

12 tháng

SE1- LTVQT- Năm 2007

29

20

9

27

18

9

2

3 tháng

Tin học cơ bản cho NKT năm 2007.1

13

8

5

13

8

5

3

3 tháng

Tin học cơ bản cho NKT năm 2007.2

15

13

2

15

13

2

4

12 tháng

SE2- LTVQT- Năm 2008

27

13

14

25

13

12

5

3 tháng

Tin học cơ bản cho NKT năm 2008

19

13

6

19

13

6

6

3 tháng

Tin học cho người khiếm thính năm 2008

13

7

6

13

7

6

7

3 tháng

Tin học cho người khiếm thị năm 2008.1

18

11

7

18

11

7

8

3 tháng

Tin học cho người khiếm thị năm 2008.2

24

16

8

24

16

8

9

12 tháng

SE3- LTVQT- Năm 2009

25

12

13

25

12

13

10

18 tháng

Q16KT- Năm 2009

26

13

13

26

13

13

11

3 tháng

Tin học cho người khiếm thị năm 2009.1

16

8

8

14

7

7

12

3 tháng

Tin học cho người khiếm thị năm 2009.2

26

19

7

26

19

7

13

3 tháng

Tin học cho người khiếm thính năm 2009

15

7

8

15

7

8

14

12 tháng

SE4- LTVQT- Năm 2010

21

18

3

21

18

3

15

18 tháng

Q17KT- Năm 2010

31

16

15

30

15

15

16

3 tháng

Tin học cho người khiếm thính năm 2010

19

12

7

19

12

7

17

3 tháng

Tin học cho người khiếm thị năm 2010

14

8

6

14

8

6

18

12 tháng

SE5- LTVQT- Năm 2011

22

12

10

20

11

9

19

3 tháng

Tin học cho người khiếm thính năm 2011

10

9

1

10

9

1

20

3 tháng

Tin học cho người khiếm thị năm 2011.1

13

10

3

13

10

3

21

3 tháng

Tin học cho người khiếm thị năm 2011.2

11

6

5

11

6

5

22

24 tháng

Hòa nhập

8

3

5

6

2

4

Cộng:

415

254

161

404

248

156


 

Giai đoạn từ 9/2011 – 09/2014

1

6 tháng

Web 01KT- Năm 2011

32

23

9

28

20

8

2

6 tháng

HV01KT (Họa viến kiến trúc)- Năm 2012

20

15

5

19

14

5

3

3 tháng

HDV01 (TT PHCNCNM)- Năm 2012

11

6

5

9

4

5

4

18 tháng

Q18KT- Năm 2011

30

20

10

23

14

9

5

6 tháng

TH01KT- Năm 2012

28

20

8

17

11

6

6

6 tháng

TH02KT (Thụy An)- Năm 2013

17

9

8

14

8

6

7

3 tháng

HDV02 (TT PHCNCNM)- Năm 2013

13

9

4

13

9

4

8

24 tháng

Hòa nhập

2

2

0

9

6 tháng

ĐH01KT- Năm 2014

15

10

5

Cộng:

168

114

54

123

80

43

Từ năm 2007 đến nay:

Tổng cộng:

583

368

215

527

328

199

 

Với chương trình đào tạo 12 tháng và 18 tháng tỷ lệ học sinh ra trường có việc làm » 80%. Các chương trình đào tạo 3 tháng, 6 tháng tỷ lệ học sinh ra trường có việc làm với tỷ lệ thấp hơn.

Mặc dù đạt được những kết quả đã nêu trên, nhưng để tiếp tục thực hiện thành công dự án trong giai đoạn tiếp theo nhà trường cũng gặp những khó khăn, thách thức cần sự chia sẻ chung tay của các đối tác cũng như doanh nghiệp và cộng đồng. Khó khăn đầu tiên là người KT sức khỏe yếu, lại không được học hành đầy đủ (chỉ khoảng 6% NKT học hết bậc Trung học phổ thông, trên 20% có trình độ Trung học cơ sở), nên điều kiện để đào tạo và tìm việc làm cho NKT gặp nhiều trở ngại. Mặt khác, các doanh nghiệp còn chưa mặn mà với việc tuyển dụng người KT, còn phân biệt đối xử giữa người KT với người không khuyết tật nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay.

Hơn nữa kinh phí cho đào tạo của dự án hạn chế dẫn đến số lượng người KT có đủ điều kiện tham gia dự án bị thu hẹp, những đối tượng người KT ở vùng sâu, vùng xa, kinh tế khó khăn khó có điều kiện tham gia. Thời gian đào tạo và chương trình đào tạo chưa thật phù hợp với việc đào tạo nghề cho NKT; Hiện nay số NKT có trình độ tốt nghiệp THPT rất ít, đa số chưa học hết THCS, do vậy việc tiếp thu các kiến thức cơ bản gặp rất nhiều khó khăn, chưa nói đến các kiến thức chuyên sâu về CNTT.

Tâm lý e ngại, luôn mặc cảm trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội làm cho người KT ngại giao tiếp, trao đổi thông tin nên cũng làm cho việc tiếp thu tri thức rất thụ động dẫn đến kết quả học tập của một số học viên còn chưa cao khiến cho cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp bị thu hẹp.

Từ thực tế này cho thấy, cần có những giải pháp và hành động mạnh mẽ hơn nữa của cộng đồng, tạo điều kiện cho NKT phát huy khả năng bản thân, ổn định cuộc sống và hòa nhập. Trong đó việc phát triển các mô hình dạy nghề và tạo việc làm cho NKT của các tổ chức, doanh nghiệp nhằm mở rộng cơ hội cho NKT là nhóm giải pháp mang tính bền vững. Ngoài ra, việc lựa chọn các chương trình đào tạo chất lượng, phù hợp với từng đối tượng người KT, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp cũng là một mắt xích quan trọng trong sự thành công của dự án.

Dự án đào tạo CNTT cho người khuyết tật triển khai tại ESTIH năm 2014 đề ra 2 mục tiêu lớn: Triển khai đào tạo hiệu quả, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp có việc làm cao và xây dựng chiến lược bền vững trong những năm tiếp theo.

Nhằm thực hiện thành công mục tiêu đào tạo hiệu quả dự án trong năm 2014, nhà trường đã xây dựng chi tiết Kế hoạch hoạt động năm 2014. Xen kẽ với hoạt động đào tạo là hàng loạt các hoạt động bổ trợ cần thiết như: các hoạt động xã hội, thực tập thực tế tại các doanh nghiệp, hội chợ việc làm, kết nối với cựu sinh viên, gây quỹ, hội thảo doanh nghiệp,…nhằm mục đích giúp học viên có nhiều cơ hội việc làm cũng như tạo môi trường hòa nhập cho học viên.

Một trong những điều kiện quan trọng để hoàn thành mục tiêu tỷ lệ học sinh có việc làm cao đó là nhà trường phải tìm hiểu kỹ nhu cầu của DN, phối hợp cùng DN xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Tăng cường thời lượng thực hành, thực tập của học sinh tại doanh nghiệp; phân chia thành các modul cho phép ESTIH đào tạo phần cơ bản, doanh nghiệp đào tạo kỹ năng thực hành một cách khoa học, chặt chẽ. Sự phối kết hợp này cho phép doanh nghiệp không mất chi phí đào tạo lại (một trong những vấn đề phổ biến trong các DN khi tuyển dụng lao động), người học tiết kiện được thời gian, chi phí học tập, nhà trường cập nhật được nội dung, chương trình giảng dạy phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp. Kết thúc khóa đào tạo ESTIH cùng DN kiểm tra cuối khóa, so sánh mục tiêu đề ra, nhu cầu của DN làm cơ sở để doanh nghiệp tuyển dụng những học sinh đạt yêu cầu. Phần kinh phí đào tạo được xây dựng trên cơ sở các chương trình đào tạo cụ thể và được sự thống nhất của ESTIH, CRS và doanh nghiệp.

Theo một thống kê xã hội học gần đây thì người KT tại Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 7.8 % dân số tương đương 6.1 triệu người[2], tại Hà Nội số lượng hội viên người KT là trên 5000 người. Như vậy, số lượng người KT ngày càng tăng ở nhiều dạng KT khác nhau, vì vậy nhu cầu về đào tạo nghề, tạo việc làm hòa nhập cộng đồng cho người KT rất lớn. Tuy nhiên theo sự thỏa thuận của ESTIH và các đối tác trong dự án, sau tháng 9/2014, ESTIH tiếp tục duy trì dự án mà không còn nguồn kinh phí tài trợ. Vì vậy việc xây dựng chiến lược đào tạo CNTT cho người KT trong các năm tiếp theo cũng đã được nhà trường nghiên cứu và xây dựng. Theo đó, trong các năm tới ESTIH sẽ đưa thông tin về đào tạo hòa nhập cho người khuyết tật tại các văn bản tuyển sinh chính quy các ngành nghề của nhà trường, miễn hoặc giảm một phần học phí. Ngoài ra trường cũng tiếp tục mở các lớp đào tạo nghề cho NKT, kinh phí đào tạo sẽ do ESTIH, doanh nghiệp và NKT đóng góp.

Bên cạnh đó hành lang pháp lý cho việc đào tạo nghề cho người KT cũng đã được Thủ tướng phê duyệt qua Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020 (1019/QĐ-TTg ngày 5/8/2012)[3]  cho phép nhà trường có thể tìm kiếm các đối tác phù hợp hoặc tìm nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước. Mặt khác nhà trường cũng tích cực tìm đối tác để hỗ trợ dự án phát triển và huy động các nguồn lực trong xã hội, tạo các mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp để duy trì theo hướng đào tạo theo nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Nhà trường cũng sẽ tích cực phối hợp cùng các doanh nghiệp xây dựng nhiều chương trình đào tạo phù hợp với nhiều đối tượng người KT. Tiếp tục xây dựng mối quan hệ với Hội người khuyết tật Hà Nội và các tỉnh lân cận nhằm tiếp cận các dự án hỗ trợ đào tạo nghề cho người KT, thông qua các Hội người khuyết tật, cựu học sinh của dự án tuyên truyền tuyển sinh.

Nhân dịp này, cho phép tôi đại diện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trường trung cấp kỹ thuật tin học Hà Nội gửi lời cảm ơn tới cơ quan phát triển quốc tế Hoa kỳ USAID – nhà tài trợ của dự án, tổ chức CRS, các tổ chức và cá nhân đã tham gia hỗ trợ cho dự án, lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công tới toàn thể các vị đại biểu, các thày giáo, cô giáo, các em học sinh có mặt trong buổi gặp gỡ, giao lưu nhiều ý nghĩa này!

Xin trân trọng cảm ơn!



[1] http://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/feature-articles/WCMS_194749/lang–en/index.htm

[2] ttp://vietnam.unfpa.org/webdav/site/vietnam/shared/Publications%202011/Factsheet_Disability_Vie.pdf

[3]ttp://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&_page=1&mode=detail&document_id=162826

Một vài hình ảnh trong buổi giao lưu:
Thầy Phạm Đức Thắng – Hiệu trưởng phát biểu
Đại diện học sinh của dự án tặng hoa bày tỏ lòng cảm ơn với nhà trường
 Đại diện Hội người khuyết tật Hà Nội phát biểu
Đại diện Hội người khuyết tật Hà Nội tặng hoa cho nhà trường
Đại diện doanh nghiệp tặng hoa cho thầy Hoàng Đức Khiêm, cựu giám đốc dự án
Đại diệnt tổ chức USAID
 Đại diện tổ chức USAID phát biểu
Học sinh lớp DH01 tặng hoa cho nhà tài trợ
Ban điều hành dự án ESTIH chụp ảnh với quan khách
Học sinh dự án chụp ảnh lưu niệm với tổ chức CRS và USAID
Tiết mục đồng ca Nối vòng tay lớn do các em lớp DH01 thực hiện

 

Hoạt động của nhà trường

 

Hình ảnh nhà trường

Thống kê truy cập
  • 126813Tổng lượt truy cập:
  • 73Truy cập hôm nay:
  • 54Truy cập hôm qua:
  • 1Hiện đang truy cập: