ESTIH
— Trường Trung Cấp Kỹ Thuật Tin Học Hà Nội

Tel: (04) 3835 7388
FAX: (04) 3835 8290
Cơ sở 1: Số 73 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 1 Ngõ 75 Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cần triển khai giáo dục hướng nghiệp từ đầu cấp THCS

(Dân trí) -GS.TSKH Nguyễn Minh Đường cảnh báo: “Nếu không thực hiện được phân luồng học sinh phổ thông, đặc biệt sau THCS, chúng ta có nguy cơ không có được một đội ngũ nhân lực đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và trình độ để tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”.

 

Như báo Dân trí đã đưa, theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cộng cả số học sinh tốt nghiệp THPT chưa tiếp tục học với số học sinh bỏ học và trượt tốt nghiệp hàng năm thì con số này khoảng 350.000 HS. Bên cạnh đó, nhiều thí sinh cố bằng được thi vào đại học, mặc dù không biết ngành đó có phù hợp với năng lực của mình, thậm chí chạy theo những ngành học mà nhà nước đã cảnh báo thất nghiệp… Trước vấn đề trên, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng do công tác giáo dục phân luồng ở các cơ sở đào tạo hiện nay kém, chưa quan tâm, học sinh, phụ huynh không được định hướng một cách đúng đắn.

Đang thực hiện chủ trương phân luồng theo nhu cầu ảo

GS.TSKH Nguyễn Minh Đường, Ủy viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực cho biết: “Phân luồng giáo dục là một vấn đề rất quan trọng, nhưng cũng là vấn đề rất khó khăn và phức tạp, cần có những điều kiện nhất định và những giải pháp phù hợp thì mới có thể thực hiện được nên nếu không thực hiện được phân luồng học sinh phổ thông, đặc biệt là sau THCS thì chúng ta có nguy cơ không có một đội ngũ nhân lực đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và trình độ”.

Theo GS Nguyễn Minh Đường, cần phải có kế hoạch phát triển nhân lực 5 năm là bản thiết kế đồng thời là mục tiêu để phân luồng, nếu không có bản thiết kế này thì ngành giáo dục không thể có mục tiêu để thực hiện phân luồng được một cách hợp lý. Đây là điều kiện tiên quyết hàng đầu không thể thiếu để có thể phân luồng giáo dục một cách hợp lý. Đáng tiếc hiện nay, chúng ta chưa có kế hoạch phát triển 5 năm về phát triển nhân lực cụ thể nên đang chủ trương phân luồng với một nhu cầu ảo, duy ý chí mà chưa có căn cứ thực tiễn để thực hiện.

GS Đường cho rằng, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông có một ý nghĩa quan trọng trong việc phân luồng. Đặc biệt là học sinh sau THCS cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc chọn được nghề đúng dắc để học, để có cơ hội tìm việc làm để cống hiến cho xã hội và nuôn sống bản thân, gia đình. Nếu không hiểu rõ điều này, các em sẽ chạy theo sở thích cá nhân hoặc của bố mẹ rồi thất nghiệp.

“Giáo dục hướng nghiệp không chỉ là nói suông, cũng không phải là dạy nghề phổ thông mà phải tư vấn cho học sinh chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội cũng như năng lực, sở trường và nguyện vọng của bản thân. Bởi vậy, để làm tốt việc này, đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp cho HSPT phải được bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng hướng nghiệp ”- GS Đường nhấn mạnh.

Thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp phải bắt đầu từ học sinh THCS
Thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp phải bắt đầu từ học sinh THCS.

Cần có doanh nghiệp tham gia vào thực hiện phân luồng

Để phân luồng được thì giáo dục phổ thông phải “phân luồng” và giáo dục nghề nghiệp phải được thế kế đồng bộ để “hứng luồng”. Bởi vậy, các hệ thống con của hệ thống giáo dục quốc dân phải thống nhất trong việc thực hiện phân luồng.

Giải pháp để thực hiện phân luồng một cách nhất quán hiện nay, GS Đường kiến nghị: “Giáo dục phổ thông phải thực hiện phân luồng sau THCS, mặc khác, các trường trung cấp nghề, TCCN phải tuyển sinh chủ yếu là học sinh tốt nghiệp THCS. Còn giáo dục nghề nghiệp chỉ tuyển học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, “bịt luồng” như hiện nay thì không thể thực hiện phần luồng học sinh sau THCS được”.

TS Lê Đông Phương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cũng đã đưa ra giải pháp tháo dỡ “bịt luồng” hiện nay là giáo dục hướng nghiệp cần được triển khai từ đầu THCS thay vì lớp 9 như hiện nay. Học sinh phổ thông phải sớm được làm quen với thế giới việc làm và biết đánh giá đúng năng lực, thiên hướng thật của mình. Nội dung hướng nghiệp cần phải phản ánh được điều kiện và xu thế của thị trường lao động địa phương, góp phần vào việc hướng học sinh tới các doanh nghiệp, các ngành nghề cần được phát triển tại chỗ. Những nội dung này cần phải có sự tham gia của các doanh nghiệp, các bên sử dụng lao động tại địa phương.

TS Lê Đông Phương kiến nghị: “Vấn đề cấp thiết hiện nay là phải xây dựng được hệ thống công cụ chẩn đoán năng lực và thiên hướng nghề phù hợp với điều kiện và bối cảnh của công tác giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp Việt Nam. Bộ công cụ này cần xây dựng một cách khoa học để tránh các sai lệch do yếu tố văn hóa khi áp dụng các công cụ trắc nghiệm của nước ngoài”.

Hồng Hạnh

 

Theo báo Dân trí điện tử

Hoạt động của nhà trường

 

Hình ảnh nhà trường

Thống kê truy cập
  • 124849Tổng lượt truy cập:
  • 12Truy cập hôm nay:
  • 72Truy cập hôm qua:
  • 0Hiện đang truy cập: